Công ty thường xuyên sản xuất, cung cấp các nhạc cụ dân tộc như Cồng Chiêng, thanh la, bộ đồ gõ,…cho các lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, cho người chơi Cồng Chiêng, cho các Bảo tảng,…Sản phẩm có kích thước và đặc tính khác nhau nhằm giúp người chơi nhạc cụ tạo bản nhạc hòa tấu độc đáo.
* Hướng dẫn phương pháp kích âm:
Có 2 phương pháp kích âm cơ bản là chi dùi gõ (dành cho cả cồng lẫn chiêng) và chi đấm (chỉ dành cho chiêng).
Sử dụng bàn tay đỡ vào mặt hay thành cồng chiêng để bịt hay mở tiếng nhằm tạo hiệu quả âm ngân vang hay âm ngắt. Tay còn lại kích âm theo cách đấm hoặc gõ dùi. Điểm kích âm của cồng bao giờ cũng là núm lồi. Còn điểm kích âm của chiêng thì đa dạng hơn. Với chi dùi gõ, người ta có thể đánh vào điểm gần hoặc chính tâm chiêng. Còn với chi đấm, điểm kích âm bao giờ cũng nằm ở giữa tính từ tâm ra đến thành chiêng. Nếu đánh ở điểm khác thì tiếng bị xịt. Cũng cần nói thêm rằng dùng dùi thì gõ ở mặt nào cũng được, nhưng đấm thì người ta buộc phải đấm ở mặt ngoài của chiêng để cườm tay không bị chạm và cạnh của thành chiêng. Mặt khác, qua thực nghiệm chúng tôi thấy đấm ở mặt ngoài, tiếng chiêng đẹp hơn.
Trong chi dùi gõ, có thể chia 3 loại dùi:
+ Dùi cứng: làm bằng gỗ cứng như ở người Ê Đê. Hiệu quả tiếng vang đanh, cường độ lớn và bên cạnh âm cơ bản có rất nhiều tạp âm (dạng tiếng động).
+ Dùi vừa: làm bằng thân cây sắn như ở người Bahnar, Xê Đăng, Gia Rai. Hiệu quả tiếng vang nét, âm cơ bản rõ ràng.
+ Dùi mềm: làm bằng gỗ bọc vải hoặc cao su, dùng để đánh cồng. Hiệu quả tiếng vang ấm, âm cơ bản rõ ràng.