– Nguyên liệu làm khuôn: Đất sét và vỏ trấu.
– Khuôn được làm qua hai giai đoạn chính là phần ngoài của khuôn và phần trong của khuôn.
* Về phần ngoài:
– Phơi đất sét cho thật khô, đập nhỏ ra, ngâm với nước cho rục, dẻo mịn, trộn với trấu bằm nhỏ, thật nhuyễn, sau đó mới nhào nặn thành khuôn. Trộn trấu sống theo tỉ lệ 2 đất sét 1 trấu, nhồi kỹ, đắp lên phần ngoài của khuôn
– Khi đã thành hình dạng, lại phơi chỗ râm mát cho khô rồi chuyển qua công đoạn se, tức tạo phần trong của khuôn
* Về Phần khuôn trong:
– Làm bằng đất thịt theo tỉ lệ 10 trấu/ 11 đất sét để làm láng nhẵn cốt khuôn.
– Tiếp theo, cưa khuôn ra làm đôi để bồi yếm, giữ đất lót và lấy kích thước chuẩn.
– Khoét điệu, tức làm chỗ trống ở giữa để rót đồng rồi làm láng trước khi nung (Thông thường, khuôn mới được nung bằng 10 trâm củi lớn)
– Sau đó, lấy ra, lấy lại mặt bằng đường cưa cho thật kín để khi đóng cái nén bằng tre, khuôn không có khe hở, rồi nung tiếp lần nữa bằng 1 đến 2 trâm củi.
Làm khuôn là công việc mệt nhọc, đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo lẫn kinh nghiệm.
Khuôn có loại hai thớt, loại nhiều thớt, nhiều tầng tuỳ theo hình dáng đồ vật muốn đúc. Người làm khuôn tính toán bằng tay, bằng mắt và bằng cảm giác sao cho cốt đất bên trong và lớp cốt áo bên ngoài của khuôn có khe hở rộng, hẹp bao nhiêu thì vừa để khi rót đồng vào khuôn chảy đều được liền mạch theo yêu cầu dày, mỏng của từng loại đồ vật.